Tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi (QĐ 1019/QĐ-BYT – 26/3/2025)

1. Giới thiệu tài liệu

  • Tên tài liệu: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Sởi
  • Ban hành kèm theo: Quyết định số 1019/QĐ-BYT ngày 26/3/2025
  • Cơ quan ban hành: Bộ Y tế

2. Đại cương về bệnh Sởi

  • Bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Sởi gây ra, rất dễ lây lan.
  • Thường gặp ở trẻ <3 tuổi và người lớn chưa tiêm phòng đầy đủ.
  • Vi rút có RNA sợi đơn, lây qua đường không khí, giọt bắn, dịch tiết hô hấp.
  • Triệu chứng: sốt, viêm long hô hấp, viêm kết mạc, phát ban.
  • Biến chứng: viêm phổi, viêm não, tiêu chảy, viêm tai giữa, tử vong.
  • Chẩn đoán: Xét nghiệm IgM, PCR.
  • Phòng bệnh hiệu quả bằng vắc xin.
  1. Chẩn đoán bệnh Sởi

3.1. Lâm sàng

  • Thể điển hình: 4 giai đoạn: ủ bệnh → khởi phát → toàn phát → hồi phục.
  • Thể không điển hình: Biểu hiện nhẹ hoặc nặng bất thường.

3.2. Cận lâm sàng

  • Giảm bạch cầu, lympho, tiểu cầu.
  • X-quang phổi: viêm phổi kẽ.
  • Các xét nghiệm viêm (Ferritin, LDH, IL…).
  • Xét nghiệm chẩn đoán: IgM (từ ngày 3 sau phát ban), PCR, phân lập vi rút.

3.3. Yếu tố nguy cơ diễn tiến nặng

  • Trẻ < 12 tháng, chưa tiêm hoặc tiêm không đủ.
  • Suy giảm miễn dịch, bệnh nền, suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A, phụ nữ mang thai.

3.4. Phân loại chẩn đoán

  • Ca nghi ngờ: Tiền sử tiếp xúc + triệu chứng nghi ngờ.
  • Ca lâm sàng: Sốt + ho/chảy mũi/viêm kết mạc + Koplik hoặc phát ban.
  • Ca xác định: Có xét nghiệm IgM/PCR dương tính.

3.5. Chẩn đoán phân biệt

  • Rubella, Kawasaki, enterovirus, Mycoplasma pneumoniae, sốt mò, dị ứng, EBV, viêm màng não mủ.

  1. Phân độ bệnh Sởi
  • Không biến chứng: Tỉnh táo, bú/ăn tốt, không khó thở.
  • Có biến chứng: Viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm não, viêm loét giác mạc…
  1. Chẩn đoán biến chứng
  • Hô hấp: Viêm phổi (vi rút/bội nhiễm).
  • Tai – mũi – họng: Viêm tai giữa cấp.
  • Tiêu hóa: Tiêu chảy, nôn, viêm ruột thừa.
  • Thần kinh: Co giật, viêm não cấp, viêm não xơ cứng bán cấp.
  • Khác: Lao, nhiễm trùng huyết.
  1. Điều trị bệnh Sởi

6.1. Nguyên tắc điều trị

  • Phân loại bệnh, cách ly, vitamin A liều cao, điều trị triệu chứng.
    Phát hiện sớm biến chứng, dinh dưỡng đầy đủ.
    Không dùng corticoid toàn thân khi chưa loại trừ Sởi.

6.2. Điều trị cụ thể

Sởi không biến chứng:

  • Điều trị ngoại trú, cách ly tại nhà.
    Vitamin A liều cao theo độ tuổi.
  • Hạ sốt, dinh dưỡng, vệ sinh, tái khám.
  • Phòng ngừa lây nhiễm chéo, tiêm vắc xin sau phơi nhiễm.

Sởi có biến chứng:

  • Nhập viện, cách ly nghiêm ngặt.
  • Hỗ trợ hô hấp, vitamin A, dinh dưỡng, chăm sóc toàn diện.
    Điều trị theo từng biến chứng:

    • Viêm tai giữa: Amoxicillin.
    • Viêm kết mạc: kháng sinh nhỏ mắt.
    • Loét giác mạc: kháng sinh uống/tiêm, khám chuyên khoa.
    • Viêm miệng: vệ sinh, kháng sinh/kháng nấm.
      Viêm thanh khí phế quản: khí dung adrenalin/corticoid.
    • Viêm phổi: hỗ trợ hô hấp, kháng sinh phù hợp.
    • Viêm não: chống co giật, phù não, cân nhắc IVIG.

6.3. Globulin miễn dịch (IVIG)

  • Chỉ định trong trường hợp nhiễm trùng nặng, viêm não, suy hô hấp nhanh.

Phân cấp điều trị

  • Trạm y tế xã/phòng khám: Xử lý ngoại trú, chuyển tuyến khi có biến chứng.
  • Bệnh viện huyện: Điều trị cả 2 thể, chuyển tuyến khi nặng.
  • Bệnh viện tỉnh/trung ương: Điều trị tất cả trường hợp, hỗ trợ tuyến dưới.
  1. Chăm sóc điều dưỡng
  • Tham khảo Lưu đồ 3: Quy trình chăm sóc toàn diện.
  1. Dự phòng và kiểm soát lây nhiễm

9.1. Quản lý người bệnh

  • Cách ly từ khi nghi ngờ đến ít nhất 4 ngày sau phát ban.
  • Phòng thoáng khí, tăng cường thể trạng, không sinh hoạt tập thể.

9.2. Dự phòng lây nhiễm

  • Tránh tiếp xúc với người chưa tiêm phòng.
  • Nhân viên y tế cần tiêm phòng, mang khẩu trang lọc cao, vệ sinh tay.
  • Khử khuẩn bề mặt bằng hóa chất chứa clo hoạt tính 0,05%.
    Tuyên truyền nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân.

9.3. Dự phòng sau phơi nhiễm

  • Tiêm vắc xin trong 72h cho người chưa tiêm hoặc tiêm 1 mũi.
  • Dùng IG trong vòng 3–6 ngày nếu có nguy cơ cao.
  • Không dùng IG nếu đã tiêm đủ 2 mũi hoặc dùng IVIG trong 1 tháng qua.

9.4. Chủ động phòng bệnh bằng vắc xin

  • Tiêm chủng mở rộng và tiêm bổ sung khi có dịch.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *